Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2016

Móng tay là một bộ phận nhỏ nhưng rất quan trọng trên cơ thể bé, giúp bé bảo vệ ngón tay, bảo vệ mạng lưới mạch máu và thần kinh dày đặc ở đầu chi. Cha mẹ hãy cẩn thận khi trên móng tay bé xuất hiện những dấu hiệu bất thường, vì rất có thể sức khỏe của bé đang có vấn đề.
1. Móng tay xuất hiện những đường vân trắng:
Đây là dấu hiệu cho thấy móng tay của bé đã bị tổn thương. Có thể là bé đã bị kẹp tay vào cánh cửa, ngăn kéo hoặc là bị vật có sức nặng đè lên,… Ngoài ra, cũng có thể đây dấu hiệu xuất hiện khi bé bị thiếu hụt kẽm hoặc đang đối mặt với bệnh xơ gan.
Thông thường, những đốm trắng xuất hiện do nguyên nhân vị thương tích thì chúng sẽ mất đi khi phần móng bị thương của bé đã lành lại. Nếu thấy những dấu hiệu này xuất hiện thường xuyên và kéo dài, tốt nhất bạn nên đưa bé đến bác sĩ để có chuẩn đoán chính xác.
2. Móng tay bé có màu đỏ hoặc màu hồng bất thường:
Màu đỏ xuất hiện trên móng tay là “tín hiệu thông báo” rằng bé yêu của bạn đang có vấn đề về tim. Còn màu hồng là nguyên nhân của bệnh thiếu máu. Vì vậy, khi móng tay của bé đột nhiên xuất hiện màu đỏ hay màu hồng khác với màu móng tự nhiên thì cha mẹ nên cẩn thận.
Để phòng tránh cho bé, bạn nên tăng cường cho bé ăn các loại thực phẩm giàu sắt như gan động vật, thịt bò, nho khô và các loại thực phẩm khác.
mong-tay-blogtamsuvn (2)
3. Bề mặt móng tay gồ ghề, xù xì:
Đây là dấu hiệu “tố cáo” rất có thể bé bị thiếu Vitamin B.
Với trường hợp này, bạn cần cung cấp cho bé một chế độ ăn uống giàu vitamin B. Trong khẩu phần ăn của bé, cha mẹ nên ưu tiên các thực phẩm như lòng đỏ trứng, gan động vật, đậu xanh và các loại rau màu xanh đậm…
4. Móng bị lõm hay còn gọi là móng tay lòng thìa
Móng tay có hình dạng giống một cái muỗng. Móng tay của bé có thể bị san bằng ở giữa, trong khi các cạnh 2 bên móng thì đầy lên, do đó nó sẽ tạo thành móng lõm.
Nếu móng tay bé có triệu chứng này thì có thể nguyên nhân chính có thể do bé đang bị thiếu sắt. Các điều kiện khác về sức khỏe như bệnh thận, rối loạn chức năng tuyến giáp và các bệnh về cơ xương cũng có thể là thủ phạm đáng nghi ngờ gây nên tình trạng này ở móng tay của các bé. Bên cạnh đó, nếu móng tay bé bị thương tích và sử dụng quá nhiều xà phòng cũng có thể dẫn đến hiện tượng móng lõm.
Mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra, chẩn đoán theo hướng dẫn của bác sỹ để điều trị.
5. Móng tay giòn, dễ gãy hoặc bong tróc:
Nguyên nhân gây ra hiện tượng móng tay bé giòn, rất dễ gãy và hay bị bong tróc là do thiếu protein hoặc do bé đang mắc các bệnh về da.
Bổ sung các loại thực phẩm giàu protein khác, như: cá, tôm,…là biện pháp để móng tay của bé được khỏe hơn. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng chú ý bổ sung các nguyên tố vi lượng như kali, sắt cho bé.
6. Trên móng tay có những đường kẻ ngang màu tối
mong-tay-blogtamsuvn (1)
Có hai trường hợp xảy ra, trường hợp thứ nhất do tay bé bị kẹp hoặc bị tổn thương do vật nặng đè lên. Trường hợp thứ hai do em bé bị suy dinh dưỡng từ khi còn ở trong bụng mẹ gây ra.
Đây là dấu hiệu cho biết bé đang gặp nhiều vấn đề về sức khỏe có thể em bé đang bị suy dinh dưỡng, thiếu canxi trong máu, nhiễm trùng da, tắc nghẽn mạch máu hay là dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường ở trẻ nhỏ.
Cách xử lý tốt nhất nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chấn đoán đúng bệnh và điều trị sớm.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến

Được tạo bởi Blogger.

SEARCH